Nghệ An: Kết quả chuyển đổi số của ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2021-2025 trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 10/07/2024 16:22 353 0
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 nhằm từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Nghệ An đang từng bước triển khai chuyển đổi số trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, hướng tới NTM thông minh, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương.
Sau hơn 03 năm triến khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự phổi hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở, nhất là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình NTM bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo nên sự thay đổi lớn, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ; tư duy kinh tế nông nghiệp bước đầu lan tỏa, tác động vào quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn ngày càng được cải thiện theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đối khí hậu và phát triển bền vững. Khu vực Nông thôn Nghệ An đang dần trở thành những “miền quê đáng sống”.

Đến nay, toàn tỉnh có 319 xã/411 xã đạt chuẩn NTM (đạt 77,61%); 83 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 26,01% xã NTM); 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 3,76% xã NTM); có 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (đạt 45%). Riêng giai đoạn 2021-2023 có 39 xã đạt chuẩn NTM; 91 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong đó có xã Long Thành, huyện Yên Thành đạt NTM kiểu mẫu về Chuyển đổi số. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến cuối năm 2023 đạt 40,5 triệu đồng/người/năm; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 1-1,5%.
Nhà máy sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Nhà máy sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM là một nhiệm vụ được Sở Thông tin và Truyền thông quan tâm, tích cực triển khai ngay từ đầu kỳ năm 2021, lồng ghép trong các kế hoạch hoạt động chuyên môn. Sau khi có Quyết định số 1127/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An đã ban hành 04 văn bản Hướng dẫn (số 1246/HD-STTTT ngày 02/8/2022, số 1288/HD-STTTT ngày 21/6/2023, số 1068/HD-STTTT ngày 03/6/2024, số 1083/HD-STTTT ngày 04/6/2024 về thực hiện các nội dung tiêu chí thông tin và truyền thông trong các bộ tiêu chí xây dựng NTM) để địa phương có căn cứ thực hiện theo Hướng dẫn. Kết quả sau 3 năm thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông như sau:

1. Đối với xã đăng ký xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025

- Về tiêu chí 8.1 (xã có điểm phục vụ bưu chính), đến nay 100% các xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ. Cơ sở vật chất, dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho người dân. Do đó, các xã đăng ký giai đoạn 2021-2025 đều đạt nội dung này.
- Về tiêu chí 8.2 (xã có dịch vụ viễn thông, internet), theo số liệu quản lý, hiện nay 100% số xã đã được phủ sóng thông tin di động 4G, internet băng rộng cố định (cáp quang) đến trung tâm hành chính xã và các thôn/bản lân cận; trong đó, các xã đồng bằng và trung du miền núi được phủ sóng 100%; các thôn/bản, vùng miền núi, vẫn còn một số xã ở vùng sâu, vùng xa còn một số thôn/bản chưa có sóng thông tin di động, hoặc có nhưng chất lượng không ổn định do các thôn bản này chưa có điện lưới (63 thôn/bản). Tuy nhiên đối với các xã đăng ký đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 đều đạt nội dung này.
- Về tiêu chí 8.3 (xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn), toàn tỉnh có 375 đài truyền thanh/411 xã xây dựng nông thôn mới (91%), trong đó 191 đài ứng dụng CNTT-VT, còn lại đang sử dụng đài FM hoặc có dây. Các xã đăng ký về đích NTM giai đoạn 2021-2025 đều đạt nội dung này.
 - Về tiêu chí 8.4 (xã có ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành), đến nay 100% các bộ công chức cấp xã đều có máy tính sử dụng, tất cả máy tính đều được kết nối vào hệ thống mạng LAN, cài đặt các hệ thống phần mềm (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; Hệ thống thư điện tử công vụ và Trang thông tin điện tử xã). Các xã về đích NTM đều có tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt >30% đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí.

2. Đối với xã đăng ký xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025

- Về tiêu chí 8.1 (điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân), cơ bản các điểm phục vụ bưu chính đã được trang bị máy tính, đường truyền internet và các thiết bị hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính (TTHC); nhân viên các điểm phục vụ đã được Bưu điện tỉnh/Bưu điện huyện tập huấn, hướng dẫn thực hiện các dịch vụ công. Các xã đăng ký NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 đều đạt nội dung này.
- Về tiêu chí 8.2 (thuê bao sử dụng điện thoại thông minh), 100% xã đăng ký NTM nâng cao đều có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tăng nhanh trong những năm gần đây, ước tỷ lệ đạt trên 80% số người sử dụng điện thoại di động thông minh đối với các xã vùng miền núi, các xã vùng đồng bằng đạt tỷ lệ trên 90% đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí.
3
Người dân thanh toán không dùng tiền mặt bằng điện thoại thông minh.
- Về tiêu chí 8.3 (dịch vụ báo chí, truyền thông), hiện toàn tỉnh có 375/421 xã có đài truyền thanh, trong đó có 191 đài ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông (CNTT-VT). Các thôn thuộc các xã xây dựng NTM nâng cao đều có hệ thống loa riêng, hoạt động tốt. 100% xã NTM nâng cao đều có hệ thống đài đạt yêu cầu bộ tiêu chí. 100% số hộ gia đình có nhu cầu nghe, xem ti vi đều có thể thu được một trong các phương thức truyền hình: cáp, internet, vệ tinh, số mặt đất. Các xã đều có tủ sách pháp luật, điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) cung cấp các ấn phẩm, các thôn có tủ sách tại nhà văn hóa.
- Về tiêu chí 8.4 (ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội), theo số liệu quản lý cung cấp bởi Văn phòng UBND tỉnh, các xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao đến thời điểm này đều có tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 50%. 100% cán bộ công chức cấp xã được tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số qua nền tảng học trực tuyến Onetouch.gov.vn và các lớp tập huấn, bồi dưỡng khác do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức. 100% xã xây dựng NTM nâng cao đều đã phổ cập kỹ năng số cho người dân thông qua các kênh trang thông tin điện tử xã, đài truyền thanh xã, mã hóa tài liệu kỹ năng số dạng QR và phổ biến đến nhà văn hóa xã, thôn, qua hội nghị tập huấn, qua các Tổ công nghệ số cộng đồng…đảm bảo tỷ lệ người dân được tiếp cận kỹ năng số đạt trên 70%. 100% sản phẩm OCOP các xã xây dựng NTM nâng cao đều được quảng bá trên ít nhất một nền tảng số, trang TTĐT, sàn TMĐT như Postmart.vn, trang thông tin điện tử của xã, trang thông tin điện tử của cơ sở sản xuất, các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok, youtube... đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí.
Ứng dụng CNTT vào hệ thống CCHC.
Ứng dụng CNTT vào hệ thống CCHC.
- Về tiêu chí 8.5 (có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…), hiện tại cơ bản 100% xã đều có hệ thống wifi tại khu vực trung tâm xã, nhà văn hóa khối/xóm và các điểm du lịch cộng đồng đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí.

3. Tập trung Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

Hiện tại toàn tỉnh đã có 8.550 trạm phát sóng di động băng rộng (trạm BTS) phát sóng 3G, 4G phủ sóng gần 99% diện tích toàn tỉnh, dự kiến năm 2024-2025 các doanh nghiệp viễn thông phát triển bổ sung thêm khoảng 700 trạm BTS để phủ sóng 100% diện tích toàn tỉnh. Đến nay, 100% xã, 95% số thôn/bản có sóng di động băng rộng ổn định (trong đó 100% xã đạt NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu có sóng di động băng rộng ổn định phủ sóng 100% diện tích toàn xã). 100% các xã đều có hệ thống cáp quang sẵn sàng phục vụ (các xã miền núi cao đã phủ ở khu vực trung tâm xã và các thôn/bản lân cận).

Từ 2021-2023, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu tư đài truyền thanh xã từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và các nguồn vốn lồng ghép khác để hiện đại hóa hệ thống đài truyền thanh cơ sở (đầu tư mới, nâng cấp đài FM/có dây thành đài ứng dụng CNTT-VT) cho 16 xã NTM. Thực hiện đầu tư hạ tầng số (mạng LAN đồng bộ) cho 08 xã NTM. Phát hành 02 bản tin ngành thông tin và truyền thông, 01 bản tin an toàn thông tin, 01 bản tin Chuyển đổi số Nghệ An và các ấn phẩm, tài liệu khác chuyển phát đến cấp huyện, cấp xã, điểm bưu điện văn hóa xã với tổng kinh phí đầu tư 6,2 tỷ đồng.
Công trình hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số.
Công trình hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số.
Để nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ công chức và phổ cập kỹ năng số cho người dân. Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ cấp xã; phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn, năm 2023 tổ chức trực tiếp được 03 lớp cho 90 học viên cấp xã, và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến qua phần mềm Onetouch cho 40.889 học viên là cán bộ, công chức, viên chức các cấp (trong đó có 100% công chức cấp xã), phổ cập kỹ năng số cho trên 2 triệu người dân, doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Nghệ An tại địa chỉ: https://naict.tttt.nghean.gov.vn , năm 2024 tổ chức bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến qua phần mềm MOOCs cho 2.292 học viên mạng lưới an toàn thông tin tỉnh (trong đó có 100% công chức an toàn thông tin cấp xã).
8
Hội đồng thẩm định kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng NTM nâng cao
tại xã Nghi Ân, Thành phố Vinh.
Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai các nội dung, tiêu chí thông tin và truyền thông; tổ chức rà soát các nội dung tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 đối với các địa phương đạt chuẩn giai đoạn trước. Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại các địa phương xây dựng nông thôn mới. Triển khai, hoành thành các nội dung thành phần được phân công chủ trì trong Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thẩm tra, thẩm định các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới các cấp độ theo kế hoạch của tỉnh.

Tác giả: Võ Trọng Phú

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây