Phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số

Thứ năm - 14/12/2023 10:28 310 0
Với quan điểm lấy người dân là trung tâm, chủ thể, là đối tượng thụ hưởng chính trong chuyển đổi số, thời gian qua, Nghệ An đã tập trung triển khai nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm phổ cập kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp phục vụ đời sống hằng ngày của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy hình thành công dân số, phát triển kinh tế số, xã hội số...
Trong tiến trình chuyển đổi số, các dịch vụ số, như: Hóa đơn điện tử, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đối với một số dịch vụ cơ bản và thiết yếu như viện phí, học phí, điện, nước, thuế, mua sắm…vv là những tiện ích hết sức thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội, phục vụ trực tiếp người dân. Các tiện ích này đã và đang từng bước tạo thuận lợi và sự minh bạch, giảm thời gian và chi phí phát sinh cho các thủ tục hành chính (TTHC), giảm thao tác thủ công, giảm áp lực công việc cho cán bộ các cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp... Để đưa được những tiện ích này tới gần hơn với người dân, thời gian qua, các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ cập kiến thức, “cầm tay chỉ việc” thông qua tổ công nghệ số cộng đồng, đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 460 tổ cấp xã với 5.221 người tham gia; 3.793 tổ cấp thôn, xóm với 18.093 người tham gia, qua đó, thu về nhiều kết quả khả quan.
 
Cán bộ nhân viên VNPT Nghệ An tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng dịch vụ số trên điện thoại thông minh
Cán bộ nhân viên VNPT Nghệ An tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng dịch vụ số trên điện thoại thông minh

Một số kết quả đạt được trong năm 2023: 

Về kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số đạt 7,38%, đóng góp cho kinh tế số hiện nay tại Nghệ An chủ yếu là kinh tế số ICT (khoảng 50-58%), trong đó hoạt động sản xuất, buôn bán phần cứng, thiết bị điện tử, quang học chiếm tỷ lệ lớn nhất (hệ thống các cửa hàng, siêu thị điện tử,…); tiếp theo là bưu chính, viễn thông (VNPost, VietelPost, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, TH cáp,…). Các hoạt động kinh tế số ngành lĩnh vực khác cũng đóng góp cho kinh tế số (khoảng 20-24%) như: Khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch, công thương, hoạt động khối Đảng và QLNN (ứng dụng các nền tảng số do doanh nghiệp phát triển), buôn bán lẻ,… Các nền tảng số phục vụ phát triển kinh tế số: Khu vực chính quyền cơ bản đã phát triển các nền tảng số phục vụ điều hành liên thông 4 cấp. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nền tảng số/ứng dụng CNTT như Email, Zalo, Facebook, Trang thông tin điện tử,… để trao đổi, quảng bá thông tin. Theo chuyên trang smedx.vn (chuyển đổi số doanh nghiệp), có khoảng 14 nền tảng số về quản trị doanh nghiệp, an toàn, an ninh mạng, nền tảng số các ngành, lĩnh vực,… trong đó chủ yếu có một số nền tảng phổ biến được các doanh nghiệp khai thác như: Office, Misa, BKAV, Vexere,… các công ty chi nhánh tại Nghệ An chủ yếu khai thác các nền tảng số do các công ty mẹ phát triển: Giao thông (Grab, Maxim...); thương mại điện tử (Postmart, Voso, Shopee, Tiki, Lazada…). Đến nay, Sàn giao dịch TMĐT Nghệ An đã hỗ trợ được hơn 470 doanh nghiệp và thương nhân đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng; thu hút trên 9,2 triệu lượt truy cập; giới thiệu và chào bán 3.723 các sản phẩm và dịch vụ. Số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn TMĐT là 266.373 hộ, tổng số sản phẩm được đưa lên sàn là 8.836 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

Về xã hội số, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 75,7%, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác 78%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân 0.053%. Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang 62,71%. 100% các bệnh viện triển khai nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa và đăng ký khám, chữa bệnh từ xa. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 97%. Số hồ sơ đã khởi tạo trên Hệ thống: 3.474.138, đạt trên 97%; hồ sơ đã có dữ liệu khám chữa bệnh: 2.448.297/2.604.870 đạt 75%. Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%. Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%. Thương mại điện tử phát triển nhanh, từng bước mở rộng quy mô đến địa bàn cấp huyện, cấp xã; các sản phẩm đặc trưng OCOP của địa phương được quảng bá rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Thanh toán số phát triển nhanh tại tỉnh Nghệ An theo xu thế chung, hiện diện ở mọi lĩnh vực, địa phương. Về triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục: Số cơ sở giáo dục (theo bậc học) triển khai dịch vụ thu phí dịch vụ giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt là 1.453 trường. Số trường đã thực hiện thu học phí không dùng tiền mặt: 872/962 trường, đạt tỷ lệ 92,47%. Tổng số học sinh năm học 2022-2023: 832.020 học sinh. Số học sinh hoặc phụ huynh học sinh đã có tài khoản tại các ngân hàng: 420.885/432.055 (đạt tỷ lệ 97,41%). Số học sinh (hoặc phụ huynh học sinh) đã thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt: 116.377/432.055 học sinh (đạt tỷ lệ 26,94%).

Về công dân số, các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí, trong đó nòng cốt là Công an các cấp đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu, đăng ký, sử dụng định danh điện tử và ứng dụng VNEID. Về công tác cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử và triển khai thu nhận hồ sơ định danh điện tử, tính đến tháng 10 năm 2023, toàn tỉnh đã cấp được 2.837.261 trường hợp (cấp mới: 2.682.521 trường hợp; cấp đổi, cấp lại: 154.740 trường hợp). Triển khai thu nhận hồ sơ định danh điện tử: Toàn tỉnh đã thu nhận được 2.364.523 hồ sơ; trong đó đã kích hoạt được 1.883.395/1.708.473 hồ sơ (đạt 110.2% chỉ tiêu Bộ Công an giao).
 
Công an huyện Quỳ Châu hướng dẫn người dân cài đặt nền tảng ứng dụng mã định danh điện tử trên điện thoại thông minh (app VNeID)
Công an huyện Quỳ Châu hướng dẫn người dân cài đặt nền tảng ứng dụng mã định danh điện tử trên điện thoại thông minh (app VNeID)

Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, kết quả thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển khá: Tiền điện chiếm 61%; tiền nước chiếm 54,3%; chi trả an sinh xã hội chiếm 53,1% toàn địa bàn tỉnh. Số lượng giao dịch qua Internet banking đạt 1.338.901 giao dịch, với giá trị giao dịch đạt 47.531 tỷ đồng. Số lượng giao dịch qua mobile banking đạt gần 79.506.473 giao dịch với giá trị giao dịch đạt 603.023 tỷ đồng. Qua đó cho thấy xu thế thanh toán qua các ứng dụng ngân hàng trên thiết bị di động đang chiếm ưu thế và tăng nhanh. Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã triển khai cho 100% cán bộ công chức cài đặt ứng dụng eTax Mobile.
 
12 03
12 04
Người mua hàng tại Chợ chiều (xã Diễn Xuân) và cửa hàng tạp hóa (xã Nghi Văn) giao dịch qua phương thức thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt.

Với phương châm hoạt động “đi từng ngõ, gõ từng nhà” trực tiếp hướng dẫn người dân theo hướng cầm tay chỉ việc, các Tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang góp phần tích cực giúp lan toả công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số và từng bước xây dựng công dân số… từ đó thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội tỉnh nhà.

Tác giả: Võ Trọng Phú

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây