Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Nghệ AnTrung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Nghệ An
Trang thông tin điện tử
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Nghệ An
An toàn giao dịch điện tử khi ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ
Thứ tư - 20/12/2023 16:566750
Năm 2023, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục triển khai, ứng dụng chữ ký số (CKS) chuyên dùng Chính phủ một cách hiệu quả trong các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp nhằm đảm bảo an toàn các giao dịch điện tử (GDĐT).
Việc ứng dụng CKS đã góp phần tạo môi trường làm việc điện tử hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí; góp phần tích cực trong việc cải cách hành chính và phát triển chính phủ điện tử (CPĐT), hướng tới Chính phủ số. Tính đến năm 2022 đã có 86,7% các cơ quan triển khai tích hợp CKS chuyên dùng Chính phủ vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.
Theo Luật GDĐT 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, khái niệm “CKS chuyên dùng công vụ” sẽ chính thức thay thế khái niệm “CKS chuyên dùng Chính phủ”.
Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực CKS chuyên dùng Chính phủ
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực CKS chuyên dùng Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ trong năm 2023 đã phối hợp, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản quy định quản lý và sử dụng CKS, chứng thư CKS chuyên dùng Chính phủ; Hướng dẫn triển khai, quản lý, sử dụng CKS chuyên dùng Chính phủ tại các bộ, ngành, địa phương; Quản lý và triển khai Hệ thống chứng thực CKS phục vụ căn cước công dân và hộ chiếu điện tử có gắn chíp.
Ban Cơ yếu Chính phủ đã tham gia và góp ý xây dựng Luật GDĐT (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi), Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 về định danh và xác thực điện tử; Phối hợp, triển khai công tác kiểm tra, đánh giá trình hình sử dụng dịch vụ chứng thực CKS chuyên dùng Chính phủ tại tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoá và Đồng Tháp.
Cùng với đó, Ban Cơ yếu Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương trong công tác tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của CKS nói chung và CKS chuyên dùng Chính phủ nói riêng. Cụ thể, năm 2022, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức gần 500 lớp huấn luyện, tập huấn cho cán bộ và 18 hội nghị, hội thảo.
Về công tác triển khai, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, nhằm quy định, hướng dẫn cụ thể hỗ trợ việc triển khai, quản lý, sử dụng CKS chuyên dùng Chính phủ tại các cơ quan, đơn vị, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai nhiều hoạt động bao gồm: Giải pháp xác thực, định danh sử dụng CKS chuyên dùng Chính phủ trong các hệ thống nền tảng CPĐT như Đề án 06, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng.
Ban Cơ yếu Chính phủ cũng phân cấp dịch vụ khôi phục thiết bị lưu khoá bí mật cho 54 đầu mối, hệ thống giám sát các hoạt động dịch vụ cho 17 đầu mối của các bộ, địa phương; Tiếp nhận, xử lý gần 135.000 lượt yêu cầu để tư vấn, hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng CKS chuyên dùng Chính phủ.
Qua đó, lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của CKS ngày càng được nâng cao; CKS đã phát huy được hiệu quả sử dụng trong thực tế điều hành và tác nghiệp.
Ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị năm 2023
Phạm vi, mục đích, các loại văn bản sử dụng CKS chuyên dùng Chính phủ được thể hiện trong Hình 1.
Đối tượng sử dụng CKS chuyên dùng Chính phủ như Hình 2.
Phần mềm ký số và kiểm tra CKS chuyên dùng Chính phủ sử dụng tại các đơn vị
Phần mềm, ứng dụng ký số và kiểm tra CKS cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương sử dụng phổ biến được thể hiện trong Hình 3.
Thúc đẩy ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ
Để triển khai hoạt động ứng dụng CKS chuyên dùng, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, văn bản chỉ đạo điều hành liên quan đến ứng dụng CKS tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, như: Quy chế, quy định sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; Văn bản ủy quyền cung cấp, quản lý thuê bao chứng thư CKS chuyên dùng Chính phủ; Kế hoạch triển khai ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ.
Tình hình cung cấp chứng thư CKS chuyên dùng Chính phủ
Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2022, 30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 địa phương đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 537.082 chứng thư CKS đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng chứng thư CKS của các đơn vị.
Tính đến hết 31/12/2022, số lượng chứng thư CKS chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động đạt 525.903, tăng 34,25% so với năm 2021 (391.708 chứng thư CKS), cho thấy ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ trong các hoạt động quản lý điều hành.
Số liệu chứng thư CKS đang hoạt động giai đoạn 2017 - 2022 chia theo các bộ, ngành và địa phương được thể hiện trong Hình 5.
Ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Hiệu quả ứng dụng CKS chuyên dùng Chính phủ gồm: Đảm bảo an toàn cho việc trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, góp phần cải cách hành chính và phát triển chính phủ điện tử; Tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí; Nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều hành
Năm 2022, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp 38.596 chứng thư CKS cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó có 5.849 chứng thư CKS cơ quan, tổ chức và 32.747 chứng thư CKS cho công chức, viên chức.
Tính đến 31/12/2022, tổng số lượng chứng thư CKS chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động của các bộ đạt 173.728 tăng 152.985 chứng thư CKS so với năm 2021
Tình hình cung cấp chứng thư CKS chuyên dùng Chính phủ tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giai đoạn 2017 – 2022 được thể hiện tại Hình 6.